Beryli được biết tới là một nguyên tố rất hiếm trong vũ trụ. Nó không được hình thành trong vụ nổ Big Bang và cũng không hình thành trong lõi của các ngôi sao, nơi các phản ứng hạt nhân diễn ra. Trên thực tế, beryli chỉ được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh. Nhưng berilli không chỉ hấp dẫn vì quý hiếm, nó còn có ý nghĩa phi thường trong nghiên cứu vũ trụ sâu thẳm.
Tên gọi Beryli xuất phát từ quặng beryl. Beryl, hay beryli nhôm silicate (Be3Al2(SiO3)6), chính là thành phần của nhiều loại đá quý lấp lánh, như aquamarine, heliodor, và đặc biệt là ngọc lục bảo. Ngọc lục bảo được phát hiện bởi người Ai Cập, người La Mã và người Celt cổ đại. Màu xanh tuyệt đẹp của chúng do thành phần chứa một lượng cực nhỏ crom và vanadi, và đương nhiên chúng hiếm hơn cả kim cương.
Ngoài ra, beryli còn có ý nghĩa thực tiễn với khoa học và mang giá trị lịch sử. Năm 1932, James Chadwick đã có một khám phá đáng chú ý: khi ông bắn phá một mẫu beryli bằng tia X từ nguồn radium, nó phát ra một loại hạt hạ nguyên tử mới có khối lượng nhưng không mang điện tích. Ông gọi hạt mới này là neutron và được trao giải thưởng Nobel về vật lý năm 1935 nhờ công trình này. Cho đến ngày nay, nguồn neutron từ hỗn hợp beryli và radi vẫn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Do các nghiên cứu và khảo sát thực tiễn đã kết luận Beryli gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người sản xuất thương mại kim loại beryli bị cấm từ năm 1957. Do đó, việc sử dụng beryli bị giới hạn, chỉ phục vụ cho mục đích quân sự và khoa học. Ví dụ, nó được sử dụng cho cửa sổ ống tia X và kính viễn vọng không gian.